Trả lời:
Bụi phổi (Pneumoconiosis) là tình trạng bụi bẩn tích tụ trong phổi do hít phải trong nhiều năm và tiến triển thành bệnh. Đây là bệnh chiếm tỷ lệ cao,ệnhbụiphổicónguyhiểnổ hũ ancient script trong danh mục 30 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm y tế chi trả.
Nguyên nhân chính là do người bệnh tiếp xúc với những vật liệu có khả năng phát tán những hạt rất nhỏ xâm nhập vào phổi. Các loại bụi thường gặp nhất là amiăng, bụi than và phổ biến là silic. Bệnh có thể gây triệu chứng ho khan, khạc đờm đen, cảm giác đau nhói ở ngực, tức ngực, khó thở, hụt hơi. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể không có dấu hiệu.
Bụi trong phổi không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Người bệnh được điều trị nhưng không được chăm sóc tốt, không phòng ngừa nguy cơ làm bệnh tái phát, gây biến chứng. Các biến chứng nguy hiểm thường gặp là viêm phế quản mạn tính, suy hô hấp, ung thư phổi, bệnh lao phổi, tâm phế mạn.
Hiện, bệnh bụi phổi chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bạn có thể được điều trị kiểm soát triệu chứng và ngăn bệnh tiến triển bằng cách sử dụng thuốc giảm viêm, rửa phế nang toàn bộ hai phổi, thuốc giảm quá trình xơ hóa phổi, thở oxy.
Bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp khám định kỳ. Tránh khói bụi, nếu phải tiếp xúc cần thực hiện biện pháp bảo vệ đường thở cần thiết như dùng khẩu trang, mặt nạ ngừa bụi chuyên dụng. Chế độ ăn uống cần khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn chia thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn nếu đầy bụng gây khó thở. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về bài tập phù hợp, hỗ trợ phục hồi chức năng phổi tốt hơn.
Khi người bệnh khó thở, bác sĩ có thể cân nhắc liệu pháp oxy hoặc thở máy, sử dụng thuốc giãn phế quản để giảm triệu chứng. Người bệnh không tự ý dùng thuốc tránh các tác dụng phụ.
Thạc sĩ, bác sĩ Đặng Thành Đô
Khoa Hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp tại đây để bác sĩ giải đáp |